Xông vào ngõ âm dương – 63.1


Thôn Không Người 5.1

Trần Dương ngẩng đầu: “Vưu Linh Thứu?”

Giáo sư nhìn hai người nói: “Hai cậu quen Mạnh Khê à? Tên thật của hắn là Vưu Linh Thứu sao?”

Trần Dương trả lời: “Vâng. Ngài đoán được?”

“Vốn không thấy gì lạ nhưng vừa nãy suýt chết trong cái thôn quỷ dị này, tôi đại khái biết là bị lừa rồi.” Giáo sư xua tay, không cho Triệu Dao và Triệu Cương dìu ông: “Thầy chạy còn nhanh hơn hai đứa, nếu không phải vừa rồi không thấy rõ đụng vào cây thì thầy không cần cõng đâu.”

Trần Dương nhặt đoạn xương trắng dưới đất bỏ vào quỷ nhộng, nghe vậy hỏi: “Tại sao hắn lại lừa giáo sư?”

Giáo sư trông thấy quỷ nhộng, tiến lên một bước định quan sát, bỗng ông dừng lại, hơi do dự nói: “Nó sẽ không đột nhiên nhảy ra cắn tôi chứ?”

“Không đâu. Chỉ là xương trắng, có điều quỷ nhộng bị thủng, ánh trăng tiến vào, sau ba năm rưỡi hấp thu tinh hoa ánh trăng là có thể hại người, dính máu sẽ thành tinh quái, lúc đó nó mới có thể chân chính giết người.” Trần Dương trả lời, vô ý liếc nhìn Độ Sóc bên cạnh.

Hắn đang đứng chắp tay sau lưng, chạm vào ánh mắt của cậu bèn dứt khoát khoát tay lên vai cậu. Hai người thân mật đứng cạnh nhau, Trần Dương rất tự nhiên đặt tay lên bàn tay to trên vai. Tim hồng bay tung tóe nhưng người khác lại không thấy khó chịu.

Giáo sư và Triệu Dao liếc nhìn hai người, bình tĩnh tiếp thu. Triệu Cương thì ngược lại, gương mặt lộ rõ vẻ kinh ngạc. Triệu Dao thấy thế đẩy hắn một cái: “Sao vậy, bình thường cậu hay đùa với tớ lắm mà. Sao bây giờ nhìn hốt hoảng vậy?”

Triệu Cương không nói gì, một lúc lâu sau mới rặn ra được một câu: “Không phải là do chưa thực hành sao?”

“Ồ, còn muốn thực hành?” Triệu Dao cười xấu xa, húc vai vào người Triệu Cương trêu chọc: “Có điều nhìn cậu như vậy, biết ngay là thụ, không đè được người ta.”

Triệu Cương cao cao gầy gầy, gương mặt thiên về nữ tính, nghe vậy rất không cam lòng: “Tôi mạnh lắm nó, Triệu Dao, không được nói lung tung, tôi chỉ thích nữ sinh.”

Triệu Dao lườm trắng mắt: “Là ai đùa trước hả?” Cô xì cười hai tiếng rồi mặc kệ Triệu Cương, đi đến gần Trần Dương và giáo sư nói: “Trần thiên sư, khi nào chúng ta trở về tìm bạn của anh? Vết thương nhiễm thi độc của em có đột ngột phát tác không?”

Trần Dương trả lời cô nàng: “Không nhanh vậy đâu.” Cậu nhìn giáo sư đang cố chạm vào quỷ nhộng, ông cảm nhận được ánh mắt của cậu, ngượng ngùng cười: “Người nghiên cứu bình thường thấy quỷ nhộng sẽ hứng thú. Tôi nghĩ Mạnh Khê chính là Vưu Linh Thứu mà hai cậu nói, hắn lừa tôi vì muốn tôi nghiên cứu phong tục nơi đây, nhất là nghi thức mai táng.”

Trần Dương hỏi: “Vậy giáo sư có lý giải gì về hai cách mai táng trong thôn không?” Thấy giáo sư hưng phấn bừng bừng, cậu nói thêm: “Bộ hài cốt này hẳn là đã được mai táng ba năm trở lên, miễn là không mạo phạm thì có thể quan sát và ghi chép.”

Giáo sư nghe vậy vội gọi hai sinh viên đến gần quan sát, cũng bắt đầu ghi chép. Ông vừa quan sát một quỷ nhộng còn nguyên vẹn, vừa trả lời Trần Dương: “Quốc gia chúng ta có rất nhiều nghi thức mai táng, dân tộc khác nhau có cách mai táng khác nhau. Rất nhiều cách mai táng thoạt nhìn kinh dị đáng sợ, kỳ thật nó có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của họ. Ý định ban đầu là gửi gắm kỳ vọng tốt đẹp đối với người chết, có điều đa số quần chúng đều sợ hãi khi đối diện với thi thể và tử vong. Thế nên một vài nghi thức mai táng quỷ dị ít được tiếp nhận, nhất là thủy táng và thụ táng. Đúng rồi, cậu là thiên sư đúng không?”

“Vâng.”

Giáo sư liếc nhìn hai người, sau đó tiếp tục ghi chép: “Hai cậu là thiên sư, hẳn là cũng có hiểu biết về các nghi thức mai táng.”

“Đúng là có chút hiểu biết nhưng không quá sâu.” Nghi thức mai táng đại biểu cho tín ngưỡng tôn giáo và tập tục văn hóa của dân địa phương, không nghiên cứu sâu sẽ không hiểu rõ. Trần Dương chỉ hiểu tầng ngoài, sâu hơn thì không biết.

Giáo sư nói tiếp: “Không cần biết nhiều làm gì, thật ra mấy thứ này không nên hiểu sâu. Dù sao cũng liên quan đến người chết, không thể không tin vài chuyện tà môn. Nếu như không tôn kính thì không cần hiểu rõ. Hai cậu cũng biết thủy táng và thụ táng đó, một số người cho rằng cá chính là hóa thần của thần sông, thần sông sẽ đưa người chết đi đầu thai. Một số người lại cho rằng cây là nơi vong linh ký thân, vậy nên người chết phải mai táng trên cây. Nhưng ít người biết điều tiếp theo.”

Giáo sư ghi chép xong thì dặn dò hai sinh viên cẩn thận quan sát. Sau đó ông lùi một bước, chỉ vào một góc hẻo lánh âm u trong rừng, nơi đó có vô số quỷ nhộng ẩn trên chạc cây. Ông nói tiếp: “Thân cây là nơi vong linh ký thân, vong linh nhớ người thân, muốn trở về cũng có chỗ ở. Nhưng dù sao bọn họ vẫn phải đi đầu thai, hồn phách phải rời đi. Thân cây là nơi ở của hồn phách, cũng là nơi khóa hồn phách lại. Vì để vong linh đầu thai, phải tiến hành lần mai táng thứ hai, từ xưa đến nay có rất nhiều địa phương chôn cất hai lần. Nhiều người nghĩ rằng tập tục nhặt xương chôn cất lần thứ hai bắt nguồn ở Mân Nam và tộc người Hẹ, trên thực tế, rất nhiều nơi ở Quảng Việt cũng có tập tục này. Lúc hai cậu đến Thôn Không Người có thấy một cái bình cao nửa người bày trước cửa nhà không? Bên trong bình chính là thi cốt để chôn cất lần hai.”

*Mân Nam: miền nam Phúc Kiến.

*Khách Gia, hay Hakka, còn gọi là người Hẹ, (chữ Hán: 客家; bính âm: kèjiā; nghĩa đen là “nhà khách”) là một tộc người Hán có tổ tiên được cho là có gốc gác ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc Trung Quốc cách đây 2700 năm. Họ đã di cư xuống phía nam vì bất ổn, loạn lạc và sự xâm lấn ngoại bang từ thời nhà Tấn (265-420). Những cuộc di cư tiếp theo diễn ra vào cuối thời nhà Đường khi Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, vào giữa thời nhà Tống, rồi làn sóng người tị nạn tràn xuống phía nam khi người Nữ Chân chiếm được kinh đô Tống, sau đó là khi nhà Tống bị người Mông Cổ tiêu diệt, rồi khi nhà Minh bị sụp đổ bởi bàn tay người Mãn Châu, tộc người đã tạo lập nên nhà Thanh. Người Khách Gia đã tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo. Hiện nay người Khách Gia tập trung ở các vùng miền Nam Trung Quốc như tỉnh Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Trong link này có 1 list danh sách người nổi tiếng khá thú vị đó bà con https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kh%C3%A1ch_Gia

Không biết có phải vì thường giảng bài cho sinh viên hay không, giáo sư thích thao thao bất tuyệt vòng vo một lúc rồi mới đi vào trọng điểm: “Thủy táng và thụ táng sẽ không xuất hiện trong cùng một thôn, tuyệt đối không. Đây là hai tín ngưỡng thần học khác nhau, không thể cùng tồn tại trong một nơi khép kín thế này. Thủy táng là dâng thi thể cho cá dưới sông, kỳ thật đó là tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy, là tế thần sông, để ngài phù hộ địa phương mưa thuận gió hòa, không xuất hiện đại hạn.”

“Đây chính là nguyên nhân mà tôi hứng thú với Thôn Không Người, rốt cuộc vì sao nơi này lại tồn tại hai nghi thức mai táng khác nhau? Sau khi tôi tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, phát hiện Thôn Không Người trước kia dùng nghi thức thụ táng, sau đó mới xuất hiện thủy táng. Trước đây Ách Quế Lĩnh từng bị đại hạn liên tục mấy năm, thây phơi khắp nơi, vậy nên tôi hoài nghi, người dân Thôn Không Người dùng thủy táng hiến tế cho thần sông, cầu thần phù hộ họ mưa thuận gió hòa.”

Lông mày Trần Dương hơi động: “Trong Thôn Không Người có một từ đường, bên trong thờ cúng hơn trăm bài vị vô danh. Giữa sân từ đường có một cái giếng, chúng tôi phát hiện tối qua có người tiến hành mai táng bên ở đó. Nếu như theo lời giáo sư nói là hiến tế cho thần sông, hiện tại trong thôn không có người ở, vì sao còn tiến hành thủy táng?”

Giáo sư nói: “Đây chính là lý do tôi phải đích thân đến đây nghiên cứu… Không, tôi cũng không biết nơi này có từ đường và vụ thủy táng tối qua, ý của tôi là nếu tôi hoàn thành việc nghiên cứu thì có thể trả lời nghi vấn của cậu. Thôn dân lục tục rời đi, có thể trước đây Thôn Không Người từng có lúc giàu có huy hoàng, dù giao thông không tiện mà từ từ xuống dốc. Tôi điều tra được chính phủ đang có ý định bỏ tiền sửa sang đường xá, con đường sẽ liên thông Thôn Không Người đến thành phố K. Nhưng thôn dân vẫn cố ý dọn đi, sau đó bọn họ đều lục tục tử vong. Nguyên nhân cái chết đều là ngoài ý muốn, bọn họ đều bị đột tử.”

“Chưa hết đâu. Trẻ em không chết, sau khi trưởng thành quên mất Thôn Không Người, kết hôn sinh con. Sinh con xong lại đột ngột qua đời vì tai nạn, để lại đứa con, tiếp tục một vòng luân hồi.” Giáo sư hỏi Trần Dương và Độ Sóc: “Nghe giống cái gì không? Nguyền rủa, trả thù, đời đời kiếp kiếp vô cùng vô tận.”

Độ Sóc nói bên tai Trần Dương: “Là quỷ oán.”

Trần Dương không hiểu: “Hả?”

Giáo sư cũng lộ vẻ khó hiểu.

Độ Sóc giải thích: “Thôn dân dùng nghi thức thủy táng hiến tế cho thần sông, chém nát thi thể vứt cho cá ăn. Trên thực tế là vứt thi thể cho cá dưới giếng. Xây từ đường thờ bài vị vô danh, nhốt oan hồn trong từ đường, phù hộ Thôn Không Người mưa thuận gió hòa, khiến bọn họ xa rời quê hương còn không thể đầu thai. Mà chúng ta không biết những người này là chết một cách bình thường hay là ngoài ý muốn “do con người gây ra”. Hồn phách họ bị nhốt trong từ đường năm dài tháng rộng, oán khí ngày càng nhiều, lại không được thờ cúng, cuối cùng nhập vào cá ăn thi thể dưới giếng, trở thành quỷ oán.”

Quỷ oán là một loại nguyền rủa, oan hồn buông tha cơ hội đầu thai chuyển thế, biến bản thân thành lời nguyền, đời đời kiếp kiếp trả thù kẻ thù. Vô cùng tà môn quỷ dị.

Giáo sư lên tiếng: “Tôi nhớ ra rồi, thôn dân Thôn Không Người có một truyền thống, khi con cái dân làng mười lăm tuổi sẽ tổ chức lễ trưởng thành, cho bọn trẻ uống canh cá, ăn thịt cá, ngụ ý bình an khỏe mạnh, vô bệnh vô tai. Sau khi tôi tìm được tài liệu, cố ý tìm vài hộ thôn dân năm đó hỏi thăm mới biết. Chẳng qua khi tôi đề cập đến Thôn Không Người thì bọn họ giữ kín như bưng.”

18 thoughts on “Xông vào ngõ âm dương – 63.1

  1. Lm quỷ oán cx phải, thân xác bị chém nát cho cá, lại ko thể đầu thai😖😖😖
    Kỳ án lần này hấp dẫn thật đấy, mà tui vốn thích mấy nơi như rừng đồ vì ko khí trong lành đọc mấy chương gần đây ớn ghê 😅😅😅

    Liked by 8 people

  2. Công nhận mấy cái nơi vùng sâu vùng xa này lắm cái kinh dị thật ý… ở thành phố lớn bây giờ chắc làm gì còn mấy cái tục cổ kiểu này đâu 😱😱😱

    Liked by 3 people

  3. Người dân thôn này cũng ghê thật, chặt xác người thả sông cho cá ăn, sau đó họ lại ăn chính những con cá ấy 😱

    Like

  4. Coi cá là hoá thân của thần sông mà lại làm lễ ăn thịt cá, rồi mong nó phù hộ =))))

    Like

  5. Tui lại nhớ vụ cá trê đục quan tài ăn xác trong huyệt mộ ghê :’)) con nào con nấy 10-20kg, sợ hãi. Với cả cái chuyện hồ cá trê ở Tịnh Thất Bồng Lai nữa 🥶

    Like

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.